Kỹ thuật may vải địa kỹ thuật

Địa chỉ: 67/31/15 Đường 38, Khu Phố 8, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TPHCM

Email: congtyanhlinhvn@gmail.com
hotline

Hotline tư vấn

0918064018
Ngày đăng: 07/01/2022 - 11:00 AM

    Khi sử dụng vải phân cách và lọc thoát nước, tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của đất nền, các tấm vải có thể được nối may hoặc nối chồng mí như sau:

    Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền:

    Điều kiện đất nền

    Chiều rộng chồng mí tối thiểu

    CBR > 2 % hoặc su > 60 kPa

    300 mm ÷ 400 mm

    1 % ≤ CBR ≤ 2 % hoặc 30 kPa ≤ su ≤ 60 kPa

    600 mm ÷ 900 mm

    0,5 % ≤ CBR < 1 % hoặc 15 kPa ≤ su < 30 kPa

    900 mm hoặc nối may

    CBR < 0,5 % hoặc su < 15 kPa

    phải nối may

    Tất cả mối nối ở đầu cuộn vải

    900 mm hoặc nối may

    Nối may:

    - Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester chuyên dùng có đường kính từ 1,0 mm đến 1,5 mm, lực kéo đứt của 1 sợi chỉ không nhỏ hơn 40 N.

    - Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).

    - Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.

    - Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm.

    Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).

    Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 % đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595.

    Zalo
    Hotline