Địa chỉ: 30 Đường số 13, KDC Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, TPHCM
Email: congtyanhlinhvn@gmail.comVải địa kỹ thuật là loại vải đặc biệt. Đây là loại vải có tác dụng rất lớn trong việc củng cố và hỗ trợ của công trình xây dựng. Chủ yếu tạo độ bền và tăng khả năng thoát nước của đất. Hiện nay có 3 loại vải địa kỹ thuật được sử dụng phổ biến: dệt, không dệt và phức hợp. Dưới đây một số thông tin chung về vải địa kỹ thuật. Bạn hãy tham khảo nhé!
Vải địa kĩ thuật là tấm vải có tính thấm. Khi sử dụng lót trong đất nó có khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước. Loại vải này thường được sản xuất từ polypropylene hoặc polyester. Được sử dụng nhiều trong các ngành kĩ thuật như thủy lợi, giao thông, môi trường.
Vải địa kĩ thuật được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ. Từ một hoặc hai loại polymer (polyamide) như: Polyester hoặc polypropylen. Tùy theo hợp chất và cách cấu tạo, mỗi loại vải địa kĩ thuật có những đặc tính cơ lý hóa khác nhau. Như sức chịu kéo, độ dãn, độ thấm nước, môi trường thích nghi,...
Hầu hết các sản phẩm có mặt tại Việt Nam đều được chế tạo bằng polyester và polypropylen. Vải địa kĩ thuật được chia làm ba nhóm chính dựa theo cấu tạo sợi: dệt, không dệt và vải địa phức hợp.
• Nhóm dệt: Cũng giống như các loại vải thông thường nó cũng được dệt ngang dọc từ các sợi PP.
• Nhóm không dệt: Tương tự như vải không dệt. Các sợi ngắn và sợi dài liên tục được liên kết với nhau dựa vào phương phép ép nhiệt, ép dính hoặc là cơ.
• Nhóm vải phức hợp: Kết hợp hai loại trên với nhau bằng cách bó sợi chịu lực lên trên nền của vải không dệt. Làm như vậy nó sẽ có đầy đủ tính năng của cả hai nhóm trên. Bó sợi chịu lực được làm từ nhóm dệt.
• Không mục rách trong nước, suy thoái sinh học.
• Khả năng chống tia cực tím cao.
• Chịu nhiệt độ cực cao.
• Độ giãn dài cao.
• Chống lão hóa, chống mài mòn, chống axit và kiềm.
• Tính linh hoạt tốt và dễ sử dụng cho xây dựng.