Công nghệ dùng để sản xuất màng chống thấm HDPE

Địa chỉ: 67/31/15 Đường 38, Khu Phố 8, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TPHCM

Email: congtyanhlinhvn@gmail.com
hotline

Hotline tư vấn

0918064018
Ngày đăng: 25/03/2022 - 12:15 AM

         Màng chống thấm HDPE (Hay còn gọi là bạt HDPE chống thấm) là tên viết của Hight Density Polyethylene. Được sản xuất từ các hạt nhựa cao phân tử pholyethylene (97.5%) và hạt các bon đen (2.5%). Sản phẩm có kích cỡ và độ dày khác nhau. Độ dày phổ biến từ 0,03mm đến 3mm (tương tứng từ 3 zem đến 30zem).

         Đặc tính của màng HDPE là hệ số thấm gần như tuyệt đối đạt 1×10-14cm/giây, cường độ chịu kéo, độ kháng xuyên thủng, độ dãn dài lớn, chống lão hóa, kháng tia UV, không gây độc hại ảnh hưởng tới con người và môi trường. Là một sản phẩm ưu việt tuyệt vời tuổi thọ thiết kế lên đến trên 25 năm.

    Công nghệ dùng để sản xuất màng chống thấm HDPE


         Để sản xuất được màng chống thấm HDPE ngoài nguyên liệu đảm bảo chất lượng thì hiện nay công nghệ bao gồm 2 loại là công nghệ là công nghệ cán và công nghệ đùn. Đặc điểm của mỗi công nghệ như sau:

    Về phương pháp sản xuất

         Công nghệ sản xuất đùn: Với phương pháp này các nguyên liệu để sản xuất màng HDPE được dồn vào thiết bị đùn bằng áp suất của máy khí nén. So với phương pháp cán thì tính liên kết giữa các hạt nguyên liệu HDPE không cao bằng.

         Khác với công nghệ đùn thì công nghệ cán sử dụng áp lực lớn để nén khối nguyên liệu HDPE ra thành màng chống thấm với độ dày theo yêu cầu cũng từng chủng loại sản phẩm. Nhờ sử dụng áp lực lớn để nén khối nguyên liệu lại nên độ liên két giữa các hạt nguyên liệu chặt chế hơn, bền vững hơn so với công nghệ đùn ở trên.

    Về thành phẩm

         Khi sản xuất bằng công nghệ cán màng HDPE chống thấm có các hạt liên kết chặt chẽ. Do vậy chất lượng sản phẩm đồng đều không có điểm yếu. Trong khi đó với công nghệ đùn sản phẩm màng chống thấm HDPE có tính liên kết thấp hơn. Chính vì vậy nó có nhiều điểm yếu khiến chất lượng không ổn định.

    Zalo
    Hotline