Địa chỉ: 30 Đường số 13, KDC Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, TPHCM
Email: congtyanhlinhvn@gmail.comRọ đá thường có dạng hình khối hay trụ, được đan bằng thép mạ kẽm hoặc thép bọc nhựa PVC bên trong đựng đá hộc. Thường dùng trong xây dựng công trình, gia cố mái (kênh, kè, đập), chân bờ, đắp luỹ, chắn sóng xói lở, sạt trượt.
Rọ đá là một trong những sản phẩm địa kỹ thuật được sử dụng vô cùng phổ biến trong các công trình xây dựng liên quan đến địa chất. Với tính ứng dụng cao, rọ đá xuất hiện trong nhiều loại công trình và giữ vai trò khác nhau.
Với tính biến dạng cao, một đặc tính vật lý mang lại nhiều ưu điểm cho rọ đá. Giúp nó luôn bền vững dưới áp lực do đất, nước tạo ra. Trong trường hợp kết cấu xây dựng được đặt trên một vùng đất có địa chất yếu, có thể bị xói ngầm do sóng hoặc do dòng chảy tràn qua, tính biến dạng cao sẽ bảo vệ cho công trình không bị ảnh hưởng về chất lượng.
Rọ đá có chức năng chịu lực tốt nhờ kết cấu trọng lực từ sự liên kết của các viên đá. Sức nặng cùng mối liên kết chặt chẽ, bền vững của đá và lớp thép bên ngoài, giúp tăng khả năng chịu lực cho công trình xây dựng.
Chống xói mòn là một chức năng quan trọng của rọ đá, khiến nó trở thành một phần không thể thiếu trong các công trình thủy lợi, cầu đường. Sự liên kết của những viên đá trong rọ đá sẽ ngày càng tăng do bùn, đất, rễ cây cỏ dại mọc nhét kín các lỗ rỗng. Từ đó gia tăng thêm tính bền vững cho công trình, giúp phát huy các chức năng chống xói mòn hiệu quả hơn.
Kết cấu rọ đá theo dạng lưới, được dùng để chứa những viên đá có kích thước nhất định, nên rất dễ thoát nước. Rất phù hợp cho yêu cầu thiết kế ở vùng lụt, chịu lực tốt và thoát nước nhanh.
Rọ đá dùng để kiểm soát và điều phối dòng chảy qua kênh, khe suối và tránh hiện tượng sạt lở, xói mòn bờ. Có tính đàn hồi và thoát nước cao, rọ đá cho phép sự dịch chuyển của mách nước ngầm tự nhiên, qua thời gian bùn đất sẽ phủ đầy các khoảng trống của rọ đá tạo giúp cho sự phát triển của hệ thực vật và cân bằng môi trường sinh thái.