Địa chỉ: 30 Đường số 13, KDC Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, TPHCM
Email: congtyanhlinhvn@gmail.comCác loại vải địa kỹ thuật là sản phẩm làm từ vật liệu polymer tổng hợp hoặc tự nhiên. Được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực, công trình phổ biến có tính chất quan trọng tại Việt Nam. Vậy nhưng vải địa kĩ thuật được sử dụng để làm gì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Đối với những vùng nước có địa chất yếu, khi làm hệ thống nước dân sinh thì có hai cách để xử lý. Một là gia cố nền đất bằng 1 lớp cát nhưng rất tốn kém. Hai là trải một lớp vải địa kỹ thuật không dệt để phân cách nền đất yếu. Giúp cho ống nước không bị dịch chuyển, định hình cố định. Giải pháp này được sử dụng nhiều do nhanh và ít tốn kém hơn cả. Vì tính năng chịu lực ít, dùng chủ yếu để phân cách nền đất yếu. Nên vải địa kỹ thuật hay dùng trong hệ thống ống nước. Một số loại vải địa tiêu biểu là: Vải địa kỹ thuật ART 6, ART 7, ART 9.
Với tính năng lọc nước tốt, đều. Khả năng giữ cát, đất đá cao, tạo hình dễ. Do đó vải địa kỹ thuật hay được sử dụng tạo hình, làm trong hòn non bộ cho các hộ gia đình, resort. Ngoài ra, với các tính năng trên và khả năng kháng UV cao, vải địa kỹ thuật kỹ thuật còn được dùng làm các bọc cây để giữ đất và thoát nước. Vải địa thường được sử dụng trong trường hợp này là: Vải địa kỹ thuật ART 9, vải địa kỹ thuật TS 20.
Đối với những vùng đặc biệt có địa chất yếu như: TPHCM, các tính đồng bằng sông Cửu Long. Thì việc sử dụng vải địa kỹ thuật trong các công trình cầu đường là cần thiết, ưu việt. Khi ta dùng một lớp vải địa kỹ thuật để trải lên nền đất yếu. Sẽ giúp nền đường ở trên phân cách với nền đất yếu ở dưới. Như vậy, tiến độ thi công sẽ nhanh hơn và đặc biệt là tiết kiệm giá thành vật tư do hao hụt khối đất bị trộn lẫn. Vải địa kỹ thuật thường được sử dụng trong công trình giao thông là vải địa kỹ thuật ART 12, ART 15, ART 20.
Do các đầu cầu dốc nên tính năng gia cường của vải địa có tác dụng đặc biệt cao. Giúp nền đường ở các vị trí đó được gia cố tốt hơn. Ngoài ra, nó còn có khả năng phân cách nền. Vì các đầu cầu thường chịu lực theo một phương dọc nên vải địa hay sử dụng là vải địa 1 phương.
Các loại vải địa kỹ thuật dệt thường được sử dụng trong công trình cầu:
• Vải địa kỹ thuật dệt GET 10 (100/50 kN/m)
• Vải địa kỹ thuật dệt GET 15 (150/50 kN/m)
• Vải địa kỹ thuật dệt GET 20 ( 200/50 kN/m)